Phan Nhật Nam

Phan Nhật Nam tên thật là Phan Ngọc Khuê (9 tháng 9 năm 1943) là một nhà văn Việt Nam, cựu Thiếu tá Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa.

Ông sinh ra tại Nại Cửu, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cha ông là Phan Văn Trình gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng bị loại bỏ vì tội "tiểu tư sản, gia đình hào lý…" Vì sư kiện này lý lịch/danh tính của Phan Ngọc Khuê được đổi thành Phan Nhật Nam. Ông là một nhà văn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Năm 1963, ông tốt nghiệp khóa 18 Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt với cấp bậc Thiếu uý và được chọn vào Binh chủng Nhẩy Dù. Trước biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông đã mang cấp bậc Đại úy nhiệm chức của Binh chủng này.

Nhà văn Phan Nhật Nam

Sau 1975, ông bị bắt giam vào trại tập trung cải tạo 14 năm (1975-1989). Trong nhiều lần bị biệt giam hàng năm trời trong hầm tối, ông cũng làm ra nhiều bài thơ. Tuy sau ông được thả, nhưng lại bị quản thúc tại gia ở Lái Thiêu, Bình Dương.

Tác phẩm:

Tác phẩm đầu tay của ông là cuốn Dấu Binh Lửa (1969). Tiếp theo là các tác phẩm: Dọc Đường Số Một, Ải Trần-gian (1970), Mùa Hè Đỏ Lửa (1972), Dựa Lưng Nỗi Chết (1973) và Tù Binh và Hòa Bình (1974). Những tác phẩm của ông đều lấy Chiến tranh Việt Nam làm bối cảnh. Giữa những ngày tháng tư năm 1975, sách của ông bị nhà cầm quyền đốt trên đường phố Sài Gòn.

Năm 1993 ông sang Mỹ định cư và cho ra mắt những tác phẩm: Những Chuyện Cần Được Kể Lại, Đường Trường Xa-xăm (1995), Đêm Tận Thất-thanh và Mùa Đông Giữ Lửa (1997). Năm 2002 cuốn Những Chuyện Cần Được Kể Lại được phát hành với ấn bản tiếng Anh dưới tựa The Stories Must Be Told.

Phan Nhật Nam là tác giả của 2 tác phẩm:
góc nhìn
Dọc đường số 1
Phát hành: 1970
Tác giả: Phan Nhật Nam
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 237
Giới thiệu: "...Đây là một bút ký không có tiếng súng, Không bóng cờ vinh quang. Ở đây chỉ là nỗi nhớ những đời người tôi chứng kiến, những người tôi không biết có thể gọi đúng nghĩa đó hay chăng vì những người đã đi qua, đã gặp chỉ gợi lên những khốn khổ bi thảm của một con vật gọi là người Việt Nam, Việt Nam đáy thung lũng của thế giới, nỗi thống khổ đổ xuống triền miên như thác lũ. Những đổ vỡ phait viết cho hết... Tám năm lính đã cho tôi biết được quê hương này là một địa ngục trần thế và những người Việt Nam trên suốt dẫy quê hương còm cõi này, những người Việt Nam sống dọc theo con đường số 1... Cuốn sách này còn để viết cho những người vô danh; những người sống câm nín trên một bờ biển, trong hốc núi, những người ở trại định cư trên cồn cát - Những ông già suốt đời chưa thấy điện: hỏi có biết ông Ngộ Đình Diệm là ai không?... Cuốn sách còn để viết về những người lính hút mỗi tháng ba bao thuốc. Đi lính nhẩy dù để được đi tàu bay và "thấy" Saigon..."
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Dấu binh lửa
Phát hành: 1969
Tác giả: Phan Nhật Nam
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 127
Giới thiệu: Là cuốn hồi ký của nhà văn Phan Nhật Nam, cựu Thiếu tá Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa. Tác phẩm bắt đầu từ thời điểm tháng 11 năm 1963, sau đó tường thuật từng năm một, khi nhân vật Tôi trải qua những tháng ngày gian khổ vừa dự các khóa huấn luyện vừa nhận sự vụ lệnh điều về các địa bàn "nguy hiểm" ở vùng IV chiến thuật, có những lúc bị "lột lon" vì quậy trong sinh hoạt quân ngũ. Đỉnh điểm là chiến dịch Mậu Thân, khi nhân vật Tôi đã lên lon đại úy, được thử lửa thực sự tại đô thành Sài Gòn và ra tận Huế đối đầu các sư đoàn quân Bắc Việt thiện chiến nhất. Tuyến tường thuật tạm dừng ở tháng 02 năm 1970, nhân vật Tôi theo Lữ đoàn 01 Nhảy Dù hội quân với hai lữ đoàn 1&2 không kị Hoa Kỳ ở căn cứ hỏa lực nhảy dù Tây Ninh, chuẩn bị vượt biên sang đất Miên truy quét cứ điểm hậu cần Mặt Trận Giải Phóng.
VÀO ĐỌC
Đóng góp khác
Tác phẩm đã dịch

Chưa có

Tác phẩm đã chia sẻ

Chưa có

Tất cả tác giả
Nhiều tác phẩm nhất